Đá phạt gián tiếp: Định nghĩa và một số chiến thuật cơ bản

đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp chắc chắn là cụm từ không còn quá xa lạ với những người thường xuyên theo dõi môn thể thao vua. Tuy vậy, liệu đọc giả đã hiểu rõ về định nghĩa cũng như cách thực hiện tình huống bóng này? Hãy cùng chuyên mục thể thao của website 789bet đi tìm lời giải cho câu hỏi trên nhé!

Đá phạt gián tiếp là gì?

Đá phạt gián tiếp là thuật ngữ chỉ một tình huống sút phạt được quy định trong Luật bóng đá của FIFA. Theo đó, một đội bóng sẽ được trọng tài cho hưởng quyền sở hữu bóng sau khi đối thủ mắc lỗi về kỹ thuật. Những lỗi này thường có tính chất không quá nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhiều đến thế trận.

Luật đá phạt gián tiếp được FIFA đặt ra với mục đích xử lý các lỗi nhẹ và khuyến khích cầu thủ tránh những hành vi làm gián đoạn trận đấu hoặc thiếu an toàn. Điều này giúp các trọng tài có thể kiểm soát được nhịp độ trận đấu và đảm bảo tính công bằng cho đôi bên.

Đá phạt gián tiếp là một tình huống rất phổ biến trong bóng đá
Đá phạt gián tiếp là một tình huống rất phổ biến trong bóng đá

Luật đá phạt gián tiếp

Dưới đây là những quy định về đá phạt gián tiếp theo bộ luật của Liên đoàn bóng đá FIFA. Hãy cùng theo chân các cây bút của 789bet tìm hiểu cách thực hiện pha bóng này nhé!

Lỗi dẫn đến phạt gián tiếp

Một đội bóng được hưởng quyền đá phạt gián tiếp trong trường hợp đối thủ mắc những lỗi sau:

  • Với thủ môn:
    • Giữ/ôm bóng quá 6 giây và chậm đưa bóng vào cuộc.
    • (Khi phát bóng) Chạm bóng 2 lần liên tiếp trước khi đưa bóng đến chân cầu thủ thứ 2.
    • Sử dụng tay bắt bóng từ đường chuyền về của đồng đội (trừ những đường chuyền bằng đầu hoặc phá bóng).
    • Bắt bóng ngay sau tình huống ném biên của đồng đội.
  • Với các cầu thủ khác:
    • Vào bóng nguy hiểm hoặc có hành vi có thể dẫn đến chấn thương nhưng chưa trực tiếp tác động vào đối phương (lỗi hành vi).
    • Cản hướng di chuyển của đối thủ mà không có ý định tranh/cướp bóng (cản người trái phép).
    • Có hành vi phi thể thao (lời lẽ hoặc hành vi xúc phạm hoặc phân biệt với đối phương).

Vị trí đá phạt

  • Tình huống đá phạt phải được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi được trọng tài chính chỉ định.
  • Bóng phải được đặt sau vạch kẻ của trọng tài và không được di chuyển bóng trước khi có tiếng còi.
  • Hàng rào của đội phòng ngự phải đứng cách vị trí đá phạt ít nhất 9.15 mét. Khoảng cách này chỉ được thay đổi nếu vị trí phạm lỗi quá gần khung thành.

Lỗi trong vòng cấm

  • Nếu lỗi gián tiếp xuất hiện trong vòng 16m50 của đội bị phạm lỗi, tất cả các cầu thủ đối phương phải rời khỏi vòng cấm cho đến khi thủ môn phát bóng.
  • Nếu lỗi xuất hiện trong vòng 16m50 của đội phạm lỗi, hàng rào sẽ được lập ngay phía trước khung thành. Bàn thắng chỉ được tính khi đã có cầu thủ thứ 2 chạm vào bóng trước khi bóng bay vào lưới.

 

Phân biệt đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp theo FIFA

Cả hai tình huống đá phạt gián tiếp và trực tiếp đều là pha bóng cố định trong bóng đá, tuy nhiên lại có những điểm khác biệt rõ rệt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua sự khác nhau giữa hai khái niệm này theo quy định của FIFA nhé!

Về khái niệm

  • Phạt gián tiếp: Xuất hiện khi cầu thủ phạm những lỗi nhẹ, chủ yếu về mặt kỹ thuật hoặc có hành vi xúc phạm.
  • Phạt trực tiếp: xuất hiện khi cầu thủ thực hiện một pha phạm lỗi mang tính chất thô bạo, trực tiếp cản trở bàn thắng hoặc dùng tay chơi bóng.

Dấu hiệu của trọng tài

  • Phạt gián tiếp: Trọng tài chỉ tay lên trời và đứng ở vị trí tình huống phạm lỗi xảy ra.
  • Phạt trực tiếp: Trọng tài chỉ tay hướng về khung thành đội phạm lỗi và đứng ở vị trí đá phạt được thực hiện.

Về bàn thắng

  • Phạt gián tiếp: Bàn thắng chỉ được tính khi có cầu thủ thứ 2 chạm bóng trước khi bóng bay vào lưới.
  • Phạt trực tiếp: Cầu thủ có thể trực tiếp đưa bóng vào khung thành đối phương và bàn thắng được công nhận mà không cần chạm vào cầu thủ thứ 2.
Bàn thắng từ pha đá phạt gián tiếp chỉ được tính khi bóng chạm vào cầu thủ thứ 2
Bàn thắng từ pha đá phạt gián tiếp chỉ được tính khi bóng chạm vào cầu thủ thứ 2

Cách thực hiện

Như đã giới thiệu, những tình huống đá phạt gián tiếp có quy định rất khác so với đá phạt trực tiếp. Theo đó, các đội bóng cũng sẽ có những cách thực hiện và chiến thuật khác nhau tùy vào vị trí phạm lỗi.

Thông thường và phổ biến nhất là tình huống đá phạt gián tiếp từ ngoài vòng cấm. Khi đó, HLV thường chỉ đạo học trò thực hiện một cú phất dài hoặc treo bóng vào vòng 5m50 nhằm tạo cơ hội cho tiền đạo ghi bàn. Tuy nhiên, nếu bóng ở quá xa khung thành đối phương, các cầu thủ sẽ lựa chọn chuyền bóng và phối hợp với đồng đội.

Với những pha đá phạt gián tiếp trong vòng 16m50, các cầu thủ chỉ có 2 phương án thực hiện: phối hợp ngắn với đồng đội hoặc tung ra một cú sút thật mạnh về phía khung thành và hy vọng bóng sẽ chạm một cầu thủ khác trước khi vào lưới.

Lời kết

Trên đây là bài viết giới thiệu về định nghĩa và cách thực hiện các pha đá phạt gián tiếp. Hy vọng qua bài viết của 789bet, đọc giả đã hiểu thêm về một thuật ngữ phổ biến trong bóng đá hiện đại.